Tết trung thu trong gia đình Việt
Đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa biết được Tết trung thu đến từ đất nước Việt Nam hay là ảnh hưởng nền văn hóa của Trung Hoa. Có cứ nhắc đến Chị Hằng, Chú Cuội chúng ta lại nghĩ ngay tới trung thu. Theo quan niệm của dân tộc Việt Nam tết trung thu là tết thiếu nhi vào thời điểm này con ttốt trong gia đình được bố mẹ,ông bà đưa đi chơi rước đèn.
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai…và bánh trung thu là loại bánh không thể thiếu trong dịp này. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của bánh Trung Thu
Truyền thống bánh trung thu ở Việt Nam
Truyền thống của đất nước Việt Nam chúng ta bánh trung thu là loại bánh không thể thiếu. Bánh trung thu không là loại bánh bình thường mà mang ý nhĩa đoàn viên và mang lại sự ấm ấp xum vầy cho gia đình.
Chính vì thế, trung dịp tết trung thu dù giàu hay nghèo bánh trung thu vẫn được các mẹ, các bà dùng để cúng ông bà tổ tiên sự nở rộ về mẫu mã, màu sắc, hương vị,…chiếc bánh trung thu giản dị vẫn luôn đọng lại trong người con xa xứ
Mỗi dịp Trung thu về, phố phường Hà Nội lại rộn rã với sắc đỏ khắp nơi. Tuy nhiên, với những cặp bánh trung thu đa dạng mẫu mã đó, người mua đa phần chỉ phục vụ mục đích quà cáp, biếu xén, lễ tết còn để thưởng thức, để cảm nhận Tết Trung thu người Hà Nội vẫn trung thành với hương vị bánh cổ truyền.

Tạt qua mấy phố làm bánh trung thu lâu đời của Hà Nội như Mã Mây, Hàng Đường, Hàng Điếu mới biết, bánh trung thu truyền thống vẫn có sức sống và được lòng rất nhiều người. Theo lời một nghệ nhân làm bánh trung thu lâu đời trên phố Mã Mây, không phải là quy định bắt buộc nhưng như đã thành thông lệ bao giờ chiếc bánh nướng cũng có ba phần nhân, một phần vỏ (phần thịt bánh), bánh dẻo thì ngược lại ba phần vỏ, một phần nhân. Khuôn bánh nướng bao giờ cũng hình vuông, bánh dẻo hình tròn là biểu tượng của trời và đất.
Điều mà chúng ta đáng quan tâm hơn nữa chính là chất lượng của bánh, đáng quan ngại hiện nay vì lợi nhuận người ta chế biến bánh trung thu bằng nguyên liệu hôi thối. với những chiêu quảng cáo dầm rộ về loại bánh trung thu lạ thêu gợi sự tò mò của người tiêu dùng. Ngoài ra, hiện tại nhiều điểm trên lề đường, cạnh chợ, cạnh trường học còn có loại bánh trung thu tốt tiền giá chỉ 1.000 – 1.500 đồng/cái. Loại bánh này rất được ttốt em ưa chuộng vì hợp túi tiền các em học sinh. Một cán bộ Đội Y tế Dự phòng Q.5, TPHCM cho biết: Bánh loại này thường do cơ sở nhỏ chuyên sản xuất bánh ngọt sản xuất một cách đại trà mùa trung thu. Qua nhiều lần kiểm tra trước đây cho thấy loại bánh này sản xuất rất cẩu thả từ các nguyên liệu kém chất lượng như mỡ, lạp xưởng vụn, làm tại gia trong điều kiện vệ sinh kém… Các phụ huynh cần lưu ý nhắc nhở các em tránh mua loại bánh tốt tiền này đề phòng xảy ra ngộ độc. ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gia đình bạn.
Trên thị trường hiện nay, nói đến bánh trung thu chất lượng tốt, hợp khẩu vị, màu sắc là điều rất khó trong khi đấy giá thành rất cao một chiếc bánh trung thu giao đông từ 100.000VND đến 2.000.000VND bạn có thấy điều đó là hợp lý nhất chưa?
Hôm nay, Vietmart sẽ cùng vào bếp với những ai lần đầu bắt tay làm bánh trung thu lầu đầu nhé!
*Nguyên liệu
6 bánh
Vỏ bánh:
-320 g bột mì đa dụng
-200 ml nước đường bánh nướng
-1 lòng đỏ trứng gà
-7 g bơ đậu phộng
-50 ml dầu ăn
*Nhân bánh:
-6 trứng vịt muối
-200 g đậu xanh không vỏ
-100 g đường(điều chỉnh lượng đường cho hợp khẩu vị của bạn)
-80 ml dầu ăn
-2 muỗng cà phê bột nếp bánh dẻo
*Hỗn hợp quét mặt bánh :
-1 lòng đỏ
-30 ml dầu ăn
-30 ml sữa tươi không đường
*Cách làm
-Cách sên nhân đậu xanh:Đậu xanh ngâm nước cho mềm, đem hấp chín,dùng máy say nhuyễn.Trộn đều đậu xanh với đường, dầu ăn(chia làm hai lần).bắc lên chảo xào đều cho hỗn hợp dẻo mịn và khô bớt. Bắc xuống cho bột bánh dẻo vào.Bạn cũng có thể trộn bột bánh dẻo với 1 phần dầu ăn rồi trộn vào nhân khi đang sên.Muốn có nhân vị trà xanh thì múc nhân đã sên ra 1/2,phần còn lại cho hỗn nước và bột trà xanh (đã khuấy tan) vào và tiếp tục sên cho đến khô và đều màu.Để nguội rồi chia nhân thành những viên tròn.
-Cách trộn bột vỏ bánh : cho bột mì vào thau nhựa với trứng,nước đường,bơ đậu phộng rồi đảo đều lên (không nhồi) bọc kín để nghỉ 30-45 phút.
-Xử lí trứng muối: trứng muối bóc vỏ,bỏ lòng trắng rửa sạch dưới vòi nước rồi thả vào tô có rượu mai quế lộ ngâm 5 phút rồi lấy ra lăn qua dầu ăn,cho vào lò nướng ở 150 độ 8 phút.lấy đậu xanh bọc trứng vào giữa vo tròn lại. mình dùng khuôn 250g nên nhân khoãng 140 g,vỏ 90-100 g.
-Bột nghỉ đủ lấy ra nhồi lại rồi chia làm 6 viên bằng nhau, ấn dẹp cho nhân vào giữa gói kín lại.
-Cho ít dầu ăn vào láng khuôn thì bánh sẽ nét hơn là dùng bột áo.cho 1 bột có nhân vào khuôn,dùng tay ấn xuống để bánh được nét rồi úp khuôn xuống giữ khoảng 2-3 giây rồi từ từ thả bánh ra khay đã lót giấy nến.
-Làm nóng lò 200-220oC độ 10 phút cho bánh vào nướng 10 phút,chuẩn bị hỗn hợp quét bánh(rây lại cho mịn).lấy bánh ra dể nguội bớt hoặc xịt nước ho nguội rồi quét hỗn hợp lên cho vào nướng 10 phút.rồi tiếp tục nướng lần 3 cũng 10 phút..
-Bánh trung thu có ngon và đẹp mắt không chỉ phụ thuộc vào quá trình trộn bột mà còn nhờ vào người làm có cách nướng bánh trung thu đạt chuẩn hay không. Với những ai lần đầu bắt tay vào làm bánh nướng cổ truyền thì cách nướng bánh trung thu tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra lại rất khó. Bởi vậy, hãy để Vietmart hướng dẫn các bạn cách nướng bánh trung thu nhé !
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị cho cách nướng bánh trung thu:
– 1 bình phun sương chứa nước
– 2 lòng đỏ trứng gà
– Nước
– 1 chổi quét sợi nhỏ
– lò nướng
Bây giờ hãy cùng Vietmart học cách nướng bánh trung thu!
Bước 1: Giữ nhiệt độ cho lò nướng bánh trung thu
Khi học cách nướng bánh trung thu, việc giữ nhiệt độ lò nướng rất quan trọng bởi nhiệt độ lò sẽ quyết định trực tiếp đến hình dạng của chiếc bánh nướng trung thu.
– Trước khi cho bánh nướng cổ truyền vào tầm 8-10 phút, các bạn bật lò nướng bánh trung thu ở nhiệt độ 210oC.
– Trong thời gian này, các bạn đánh tan 2 lòng đỏ trứng gà với một chút nước đun sôi để nguội. Hỗn hợp này sẽ giúp tạo màu cho vỏ bánh nướng cổ truyền.
Hỗn hợp trứng nước giúp tạo màu khi nướng bánh trung thu
Bước 2: Nướng bánh trung thu
Bánh cần được nướng 3 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 7-8 phút để vỏ bánh nướng có màu đẹp và không bị chai hay nhão chảy do bị để trong lò nướng bánh trung thu quá lâu.
– Lần 1:
+ Xếp bánh vào khay rồi đặt vào lò nướng bánh trung thu trong 7 phút, nhiệt độ 200-220oC (phụ thuộc vào từng loại lò nướng).
+ Khi mặt bánh nướng cổ truyền bắt đầu chuyển màu đục thì bỏ bánh khỏi lò nướng, dùng bình phun sương xịt nước đều khắp các mặt bánh nướng.
+ Đợi bánh nướng nguội hẳn (khoảng 15-20 phút). Dùng chổi quét sợi nhỏ ( nên dùng chổi lông) quét một lớp trứng thật mỏng lên toàn bộ mặt bánh nướng, không quét dày quá sẽ tạo bong bóng trên mặt bánh. Quẹt loại bỏ bớt phần hỗn hợp nước trứng vào thành bát trước khi quét lên bánh.
Quét một lớp trứng thật mỏng để bánh có độ bóng
–Lần 2: Tương tự lần 1.
Sau khi đã thực hiện xong lần nướng 1 của cách nướng bánh trung thu , các bạn cho bánh nướng vào lò và tiếp tục để trong 7 phút. Bánh ra lò ở lần này mặt bánh đã bắt đầu se lại, bắt đầu có độ bóng và chuyển màu sẫm hơn. Tiếp tục thực hiện các công đoạn ở lần nướng 1.
Đừng để lớp trứng quá dày các bạn nhé
–Lần 3:
Tiếp tục nướng bánh trung thu trong khoảng 7-10 phút đến khi bánh chuyển màu gần giống nước đường và có mùi thơm đặc trưng là được.
Bước 3: Bảo quản bánh nướng cổ truyền
Lấy khay bánh ra để nguội, xếp lên vỉ, để ở ngoài khoảng nửa ngày cho khô ráo hẳn và cho vào túi nylon. Bánh để 1-2 ngày sau sẽ lên màu đậm hơn và vỏ bánh tươm dầu lúc này bạn dùng sẽ ngon hơn. Bánh trung thu không dùng chất bảo quản nên thời hạn sử dụng chỉ để được trong vòng từ 6 đến 7 ngày.
Yêu cầu thành phẩm với cách nướng bánh trung thu:
Bánh nướng sau khi nướng, mặt bánh phải sắc nét như lúc mới đóng, màu sắc vàng đều, thành bánh thẳng, không bị biến dạng. Nếu bánh mặt mới hơi vàng, thành bánh bị cong (chảy xệ) là nhiệt độ nướng chưa đạt.
Bánh bị chảy, nhão là do quá trình nướng bánh trung thu chưa đạt
Những chiếc bánh nướng cổ truyền được làm ra không hề khó nhưng đòi hỏi người làm bánh phải luôn kiên trì từ khâu trộn bột, làm nhân cho đến cách nướng bánh trung thu. Tuy vậy, sẽ không còn gì ý nghĩa hơn khi mùa trung thu năm nay các bạn có cho mình những chiếc bánh nướng trong mâm cỗ phải không nào?. Vì thế, hãy nhẫn nại một chút, khéo léo một chút khi học cách nướng bánh trung thu!
Cùng tìm hiểu 1 số dụng cụ để làm 1 chiếc bánh trung thu hoàn hảo, an toàn.
Thế giới đồ dùng
Hoặc những cơ sở gần bạn nhất nhé!
Cửa hàng 1: Số 13 đường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
ĐT: 0243 633 8892 – 0979 385 809
Cửa hàng 2: Số 9 , Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội (Gần KĐT ).
ĐT: 0932 286 289 – 0986 845 589
Cửa hàng 3: Số 14 Ngõ 107 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
ĐT: 0932 385 388
Cửa hàng 4: Số 574 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
ĐT: 0162 576 2828 – 0967 407 936